Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Dịch vụ cho người nước ngoài Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu. Không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu. Đây là 2 thuật ngữ khá quen thuộc và có nhiều khác biệt cơ bản.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Chứng nhận lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự (tiếng anh là: Consular Legalization hay Legalization of documents) là những giấy tờ của nước ngoài để được công nhận và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam thì yêu cầu phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận. Thông qua con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đó.

Tương tự, chứng nhận lãnh sự được hiểu là việc con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại nước ngoài.

Các loại giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự như:

  • Hợp pháp hoá lãnh sự giấy kết hôn
  • Hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ – văn bản
  • Hợp pháp hoá lãnh sự bằng cấp, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp…

Thủ tục và hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam

Đối với việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài

  1. Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.
  2. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người nước ngoài
  3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp lãnh sự.

Đối với việc chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam

  • Tờ khai chứng nhận/hợp pháp lãnh sự.
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hộ chiếu của người Việt Nam.
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.

Gọi ngay 090 136 1788 để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

1/ Xin dấu hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn đến nộp tại cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

  1. Cục lãnh sự: số 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  2. Sở ngoại vụ: số 184 Bis Pasteur, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
  3. Cơ quan Ngoại vụ tỉnh/ thành phố được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ.

Các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ yêu cầu.

2/ Hợp pháp hóa lãnh sự lệ phí là bao nhiêu?

Theo Thông tư 157/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý. Và sử dụng phí hợp pháp hoá lãnh sự, thì lệ phí hợp pháp lãnh sự là:

  • Chứng nhận lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.
  • Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn) đồng/lần.

Lưu ý: Lệ phí nhà nước chứng nhận và hợp pháp hóa thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).

Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại TPHCM

Với những khó khăn về khâu chuẩn bị hồ sơ và cần thời gian để thực hiện, bạn có thể tìm đến dịch vụ hỗ trợ tại APEX. Đến với chúng tôi, Quý khách sẽ được:

  • Cập nhật nhanh chóng các thông tin về thủ tục, quy trình làm việc của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
  • Luôn bảo mật thông tin khách hàng.
  • Rút ngắn thời gian làm việc.
  • Tối ưu chi phí và xuất hóa đơn VAT đúng dịch vụ.
  • Đảm bảo tính chính xác và đúng yêu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng về các dịch vụ khác.

Câu hỏi thường gặp

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục hồ sơ. Công ty APEX nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng.

1/ Hợp pháp hóa lãnh sự có thời hạn bao lâu?

Trả lời – Các văn bản, giấy tờ nước ngoài được hợp pháp lãnh sự thì sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tháng. Sau 3 tháng kể từ ngày tiến hành hợp pháp hóa được ghi trên tài liệu, giấy tờ thì  tài liệu, giấy tờ đó sẽ hết hiệu lực và không còn giá trị sử dụng để nộp vào cơ quan cấp phép.

– Nếu muốn nộp tài liệu, giấy tờ đó vào các cơ quan nhà nước thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

2/ Thực hiện hợp pháp hóa mất thời gian bao lâu?

Trả lời  Tùy theo quy định của từng cơ quan lãnh sự và số lượng văn bản giấy tờ cần hợp pháp hóa. Thời gian thực hiện sẽ khác nhau. Thông thường khoảng từ 1 ngày đến 14 ngày.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

3/ Ủy quyền cho người khác đi hợp pháp hóa được không?

Trả lời  Tùy theo từng cơ quan lãnh sự sẽ có quy định được ủy quyền hay không. Tuy nhiên, lãnh sự của các nước như Mỹ, Ấn Độ, Anh,… yêu cầu đương sự phải có mặt.

4/ Tự thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự nên không?

Một số khó khăn thường gặp của khách hàng khi tự thực hiện đăng ký hồ sơ gồm:

  • Sự thay đổi thường xuyên của thủ tục hợp pháp hóa sẽ khiến quý khách gặp nhiều khó khăn.
  • Có quá nhiều thuật ngữ trong giấy tờ, tài liệu.
  • Mất thời gian, công sức xếp hàng chờ đợi làm hồ sơ.
  • Trong một số trường hợp, quá trình dịch công chứng phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết chuyên nghiệp cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hợp pháp hóa lãnh sự. Quý khách hàng cần hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng, hãy liên hệ ngay 090 136 1788 để đăng ký tư vấn!

Leave a Reply