Miễn thị thực Việt Nam

Miễn thị thực Việt Nam

Dịch vụ cho người nước ngoài Miễn thị thực

Điều kiện & hồ sơ xin miễn thị thực Việt Nam hay miễn visa Việt Nam là điều mà rất nhiều người nước ngoài quan tâm. Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam thì phải có hộ chiếu và thị thực (visa) hợp lệ, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Tuy nhiên, có một số trường hợp công dân nước ngoài được miễn xin thị thực Việt Nam. Vậy đó là những trường hợp nào?

Miễn thị thực Việt Nam

Miễn thị thực visa là gì? Lợi ích khi được miễn thị thực vào Việt Nam

Miễn thị thực có thể hiểu là việc công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.

  • Giấy miễn thị thực cho phép người Việt Nam thường trú ở nước ngoài hoặc người có cha mẹ, vợ chồng là người Việt Nam được miễn thị thực Việt Nam, có thời hạn đến 5 năm. Mỗi lần nhập cảnh được lưu trú tối đa 180 ngày, nếu hết 180 ngày mà bạn muốn ở thêm thì phải xin gia hạn thị thực.
  • Tiết kiệm chi phí khi gia hạn visa tiếp theo: Lấy ví dụ khi so sánh với visa 3 tháng nhiều lần, khi hết thời hạn này, thì chi phí gia hạn visa dạng miễn thị thực Việt Nam sẽ ít hơn và dễ dàng hơn do ưu ái của Việt Nam dành cho người Việt Nam hay người nước ngoài có quan hệ chồng, vợ, con của người Việt Nam.

Việt Nam miễn thị thực cho bao nhiêu nước?

Các trường hợp được miễn visa Việt Nam được quy định tại Điều 12 và Điều 13. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Cụ thể:

  1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
  3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ. Và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
  5. Các trường hợp được đơn phương miễn thị thực theo quy định tại Điều 13 của Luật này.

Điều 13 quy định như sau:

  1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ.

c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

  1. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
  2. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực Việt Nam có thời hạn đối với từng nước.

Công dân các nước được miễn thị thực Việt Nam:

Từ 01/2022, Việt Nam đang miễn visa cho công dân 25 quốc gia/lãnh thổ có hộ chiếu phổ thông. 

  • Miễn thị thực song phương cho công dân 12 quốc gia.
  • Miễn thị thực đơn phương cho công dân 13 quốc gia (trong đó có 11 quốc gia châu Âu thay vì 5 quốc gia như trước).

Cụ thể:

+ Lào, Camphuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Kyrgyzstan: Thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.

+ Brunei, Myanmar – Thời hạn tạm trú không quá 14 ngày.

+ Philippines – Thời hạn tạm trú không quá 21 ngày.

+ Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy, Belarus: Thời hạn tạm trú không quá 15 ngày.

+ Công dân các nước Pháp, Chi lê nếu có hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ sẽ được miễn thực hiện thủ tục xin visa khi nhập cảnh vào Việt Nam. Thời hạn lưu trú không quá 90 ngày trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh lần đầu.

+ Người sở hữu thẻ đi lại doanh nhân Apec được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn cư trú không quá 60 ngày.

+ Người nước ngoài hoặc người Việt mang quốc tịch nước ngoài đi du lịch tại đảo Phú Quốc sẽ được miễn visa vào Việt Nam với thời gian lưu trú 15 ngày.

Lưu ý: Nếu thuộc đối tượng được miễn visa (trừ miễn thị thực 5 năm). Người nước ngoài chỉ cần đảm bảo hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng. Kể từ ngày nhập cảnh và còn 02 trang trống. Sau đó, khi đến cửa khẩu Việt nam, người nước ngoài chỉ cần xuất trình hộ chiếu để nhập cảnh Việt Nam.

Thủ tục xin giấy miễn thị thực Việt Nam 05 năm

Theo quy định của Chính phủ, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam sẽ được miễn visa nhập cảnh.

Miễn thị thực Việt Nam

Thời hạn của miễn thị thực Việt Nam cho đối tượng này lên đến 05 năm hay còn được gọi với cái tên miễn thị thực Việt Nam 05 năm. Thời gian lưu trú tối đa 06 tháng (180 ngày). Hết 06 tháng phải xuất cảnh hoặc gia hạn tạm trú nếu muốn tiếp tục ở lại Việt Nam. Thủ tục để xin giấy miễn thị thực 05 năm gồm:

Hồ sơ xin cấp giấy miễn visa 05 năm cho người nước ngoài gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp giấy miễn thị thực theo mẫu NA9.
  • 02 hình kích thước 4×6 nền trắng, chụp không quá 06 tháng.
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế.

Trường hợp là người nước ngoài gốc Việt (Việt kiều):

Giấy tờ chứng minh là người Việt định cư tại nước ngoài:

  • Giấy khai sinh, quyết định thôi quốc tịch hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch.
  • Hộ chiếu Việt Nam đã hết giá trị sử dụng, chứng minh thư, sổ hộ khẩu…

Trường hợp là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt định cư ở nước ngoài

  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với công dân Việt hoặc người Việt định cư nước ngoài
  • Giấy tờ cá nhân của công dân Việt Nam bảo lãnh.

Lưu ý: Giấy miễn visa 05 năm phải ngắn hơn thời hạn hộ chiếu 06 tháng. Do đó, nếu hộ chiếu của người nước ngoài còn hạn ít hơn 05 năm. Thì thời hạn của giấy miễn thị thực sẽ không đủ 05 năm. Nơi nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy miễn thị thực 05 năm tại Cơ quan xuất nhập cảnh nơi gần nhất. Thời gian giải quyết hồ sơ 05 – 07 ngày làm việc.

Phí xin giấy miễn thị thực 05 năm

Lệ phí nhà nước cấp giấy miễn thị thực là 10 USD/chiếc được quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 04 năm 2021 và có hiệu lực thi hành ngày 22 tháng 05 năm 2021.

Tuy nhiên đây chỉ là mức phí nhà nước bắt buộc phải nộp. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị thủ tục, hồ sơ xin giấy miễn thị thực có thể phát sinh chi phí khác.

Câu hỏi thường gặp khi xin giấy miễn thị thực Việt Nam 

– Hỏi – Thời hạn giá trị của giấy miễn thị thực?

Trả lời – Giấy miễn thị thực có giá trị đến 05 năm và ngắn hơn thời hạn còn giá trị của hộ chiếu hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp ít nhất 06 tháng.

– Hỏi – Trẻ em dưới 14 tuổi có được cấp giấy miễn thị thực không?

Trả lời – Có, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy miễn thị thực. Trẻ em dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì giấy miễn thị thực được cấp cùng với hộ chiếu của cha hoặc mẹ.

– Hỏi – Thời hạn cấp giấy miễn thị thực là bao lâu?

Trả lời  Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy miễn thị thực trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Xin giấy miễn thị thực 05 năm tại công ty APEX

Quý khách đang gặp khó khăn về hồ sơ cũng như không có thời gian làm thủ tục với cán bộ nhà nước có thẩm quyền. Hãy sử dụng dịch vụ giấy miễn thị thực 05 năm của APEX.

Miễn thị thực Việt Nam

APEX tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý dành cho người nước ngoài. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động. Chúng tôi đã hợp tác với +5000 doanh nghiệp và thực hiện thành công +1.000.000 hồ sơ.

  • Đội ngũ chuyên viên am hiểu pháp luật, thành thạo ngoại ngữ, chuyên nghiệp và nhiệt tình đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng;
  • Xử lý mọi trường hợp hồ sơ, quốc tịch một cách nhanh chóng, chính xác;
  • Chí phí minh bạch, cam kết không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện;
  • Trả kết quả đúng hẹn và giao nhận hồ sơ tận nơi;
  • Quy trình làm việc khép kín và chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian;
  • Mọi thông tin của khách hàng và công ty đều được bảo mật;
  • Chính sách chăm sóc chu đáo khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Leave a Reply